12/01/2023

Hôm nay mình sẽ viết về một chủ đề dễ hơn một chút, và tiếp tục về vấn đề trải bài, rút bài. Chúng ta cùng bắt đầu thôi nhé.

———————————————————————-

Tất cả content của bên mình đều có thể tìm được tại trang web: https://hometarot.com/

Like & Follow Page Tự Học để nhanh chóng tăng cường kiến thức: https://fb.com/hometarottuhoc

Group thảo luận của Home51: https://www.facebook.com/groups/321164786889786/

Page bán hàng: https://fb.com/home51vn          

Shop bán hàng: https://mykiot.vn/hometarot

Shopee: https://shopee.vn/hometarot

Hotline: 09.8686.2313

Địa chỉ Shop: Số 47 ngõ 71 Hoàng Văn Thái – Thanh Xuân – Hà Nội

———————————————————————-

Gần đây mình có đề cập tương đối nhiều về những trường hợp rút bài một cách vô định và quá tự do. Mình luôn nhận định những reader rút bài theo cách này thì họ tìm ý để nói nhiều hơn là mổ xẻ vấn đề một cách nghiêm túc và chi tiết. Đây là hình thức rút bài tương đối phổ biến ở những reader mới, còn nếu bạn xem tarot từ một reader có kinh nghiệm mà lại thấy họ rút bài kiểu dăm ba lá xong rồi trả lời bạn luôn thì chắc là có thêm thông điệp kiểu “bắt đầu hỏi nhiều mà hỏi linh tinh quá rồi đấy nhé”. Thú thực là nhiều khi khách hỏi cố mà sắp hết giờ, hoặc câu hỏi của khách không quá nghiêm trọng vì là hỏi thêm cho biết thì mình cũng đã từng làm như vậy. Biết làm sao được, chạy dịch vụ mà, không muốn từ chối khách nhưng khách sau thì đang chờ nên buộc phải vậy thôi. Việc set-up một trải bài đầy đủ từ đầu và đọc nghiêm túc sẽ tốn không ít thời gian.

Cũng chính vì đã từng có trải nghiệm với kiểu rút này, nên mình cũng nhận thấy những yếu điểm của nó. Thứ nhất, khi bạn ở tầm kiến thức mà nhìn một lá bài có thể “nảy” ra rất nhiều phản xạ tiếp nhận thông tin thì việc rút liền 3, 4 lá vô định như vậy sẽ khiến bạn cảm thấy thông tin bị hỗn loạn và rất khó kết nối. Vị trí trong trải bài chính là để chúng ta giới hạn lượng thông tin đó vào những chủ thể hay chủ đề cố định, khiến cho việc giải nghĩa và đúc kết thông tin được dễ dàng hơn. Nó cứ như một căn phòng bừa bộn với một căn phòng ngăn nắp vậy. Khi reader còn ít kinh nghiệm, thì lượng thông tin họ có thể chắt lọc từ lá bài cũng ít hơn vì vậy rút kiểu này sẽ không bị “ngợp”. Thứ hai, kiểu rút bài này không có nhiều giá trị cho suy luận mở rộng, tức khách hỏi cái gì thì chỉ trả lời được cái ấy, khách hỏi sang vấn đề khác dù có sát với vấn đề cũ đến mấy thì vì nó vốn là một trải bài tự do cho câu hỏi trước, nó sẽ không có nhiều giá trị cho việc trả lời các câu hỏi sau. Nói cách khác là nếu bị hỏi tiếp thì lại phải rút tiếp một trải bài nữa. Điều này có thể sẽ không cần thiết đối với các trải bài có quy tắc chuẩn, bởi chúng thường có giá trị suy luận rất cao và có tính áp dụng rộng hơn, bao trùm được nhiều góc cạnh của câu chuyện được hỏi hơn.

Khi mình viết các bài khác, mình có hay sử dụng đoạn “chủ thể được nhắc đến tại lá bài”. Vậy cụ thể chủ thể ở đây là gì? Nó đại diện cho những gì? Thực ra đây là một từ chung chung, chủ thể ở đây có thể là một con người, một sự vật, một sự kiện, một tập thể, thậm chí là một ý tưởng, một hành động. Mỗi vị trí được xác định trong trải bài đều có giá trị thu thập thông tin cho một khía cạnh nào đó của câu chuyện, và khía cạnh này mình gọi chung là “chủ thể”. Việc xác định chủ thể là một chuyện, còn lấy thông tin như thế nào còn phụ thuộc vào định hướng trải bài của từng reader nữa. Việc này tương đối mơ hồ và khó diễn giải, nên mình sẽ đi vào ví dụ một số loại chủ thể thường được nhắc đến trong các bài viết của mình nhé.

• Chủ thể của trải bài: Mỗi một trải bài rút ra đều “phục vụ” cho việc tìm kiếm thông điệp của một cá thể nào đó, hay cụ thể là khách hàng (xét theo việc chúng ta chỉ đọc cho con người). Trải bài có thể do chính họ rút ra hoặc do reader rút, tùy phong cách từng reader và quan điểm làm việc. Nhưng chúng ta đều hiểu rằng trải bài này là câu chuyện của họ, câu hỏi của họ và câu trả lời cũng của họ luôn. Reader chỉ là người đọc hộ hoặc trợ giúp việc đi tìm lời giải mà thôi.

Điều này tức là tất cả những dữ liệu cần thiết để giải được trải bài đều nằm trong tay của chủ thể của trải bài. Rõ ràng nếu Tarot nói tôi đang mắc kẹt ở vấn đề nào đó, thì tôi phải là người rõ nhất biết vấn đề ấy là gì mới đúng, chứ không thể kỳ vọng một reader xa lạ hiểu rõ chuyện đó hơn cả bản thân mình được.

Theo quan điểm của mình, Tarot bản chất là công cụ để mỗi cá nhân chúng ta tìm ra câu trả lời mà chúng ta cần. Việc sinh ra nghề reader, là để phục vụ cho nhu cầu ấy của các cá thể khác khi họ không có kiến thức tự làm mà thôi. Ngoài ra, vì không phải cá nhân nào cũng có khả năng tự chủ và hiểu rõ bản thân mình cũng như nắm được hoàn cảnh mà họ đang gặp phải, nên với kinh nghiệm từng trải và kiến thức Tarot, reader sẽ hỗ trợ họ giải mã những thông điệp này.

• Chủ thể của vị trí: Mỗi một lá bài rút ra tại một vị trí bất kỳ đều sẽ mang lại thông tin cho một chủ thể riêng. Về lý thuyết thì các loại chủ thể khác nhau sẽ khiến cách đúc kết thông tin từ lá bài cũng khác đi. Ví dụ: cùng là một lá bài, khi miêu tả hình ảnh của người A trong câu chuyện sẽ không thể đọc giống với lá bài đó miêu tả hình ảnh một công ty X; vì đơn giản là con người và công ty không cùng một hệ quy chiếu. Hay như một vị trí mình thường thấy các bạn dùng kiểu “Thuận lợi của A trong câu chuyện này” thì lá bài ở đó sẽ không thể đọc giống với “A trong câu chuyện này” được. Hình ảnh chung chung của một con người được mô tả qua một lá bài sẽ phải có tính mở rộng hơn rất nhiều việc mình giới hạn nó vào việc đi tìm sự thuận lợi mà thôi.

Các bạn có thể tham khảo một số loại chủ thể vị trí thường gặp như:

  • Chủ thể trải bài: ví dụ như trải bài của bạn A thì chúng ta thường rút lá bài mô phỏng bạn A hoặc một vài khía cạnh nào đó quan trọng của bạn A trong câu chuyện, có thể là nội tâm, cũng có thể là hành động, mục đích…
  • Đối tượng của chủ thể trải bài: ví dụ như hình ảnh của người kia, công ty, sự nghiệp, dự án, kế hoạch, các phương án… nói chung là đối tượng mà chủ thể đang cần tham khảo thông tin.

Vị trí này cũng có thể là chính chủ thể của trải bài luôn, nếu câu chuyện này là câu chuyện về cá nhân họ, tự bản thân họ nghi vấn, hay đang tự đánh giá họ. Đây là vị trí khó nhất và phức tạp nhất trong trải bài. Đối với reader thì đây là điểm mù mà chúng ta không thể khai thác thông tin (kiểu mình đâu biết khách làm công ty gì lĩnh vực gì đâu), nếu muốn biết thì phải tham khảo qua khách hàng (thì lại bị chi phối bởi tính chủ quan của khách, với chắc gì khách nói ra đã đúng).

  • Đa chủ thể: ví dụ như mối quan hệ của hai người, bối cảnh toàn công ty, tình hình của team… nói chung là một lá bài bao quát nội dung cho một nhóm người đang có chung một mục tiêu hoặc sự kết nối nào đó.
  • Các vị trí có quy định thời gian: ví dụ như các vị trí xác định kết quả tương lai, dự kiến tương lai trong một khoảng thời gian nào đó.

Và cũng có thể còn rất nhiều các loại chủ thể khác nữa tùy thuộc vào mức độ chi tiết của trải bài và khả năng sáng tạo của reader. Nhìn chung, các loại chủ thể trên sẽ có cách đọc khác nhau khi lên bài; còn lý thuyết mà chúng ta học trong sách vở thường chỉ được viết dưới dạng mô tả chủ thể trải bài mà thôi. Để áp dụng nghĩa cơ bản này vào trong từng vị trí cụ thể sẽ cần rèn luyện, học hỏi và kinh nghiệm thực chiến các bạn nhé.

– Home 51 –

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *